Định vị sản phẩm là gì? Cách định vị sản phẩm cho doanh nghiệp

dinh vi san pham

Giữa một thị trường rộng lớn với vô số đối thủ cạnh tranh, làm cách nào để sản phẩm của bạn trở nên nổi bật trong mắt khách hàng… Đây chính là sự trăn trở chung của các doanh nghiệp, nhất là khi tốc độ công nghệ phát triển nhanh, cùng với sự xuất hiện của nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Theo đó, việc để hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp được khắc sâu trong tâm trí khách hàng chưa bao giờ là đơn giản. Và định vị sản phẩm chính là một giải pháp hiệu quả để doanh nghiệp có thể làm được điều đó. Theo dõi bài viết cùng Actisoft.org để hiểu rõ hơn về định vị sản phẩm nhé.

Định vị sản phẩm là gì?

Định vị sản phẩm (Product Positioning) là cách mà doanh nghiệp xác định vị trí của sản phẩm trong tâm trí người tiêu dùng khi được nhắc đến giúp đạt được mục tiêu bán hàng và quản lý bán hàng tốt hơn.

Định vị sản phẩm gồm nhiều bước từ phân tích thị trường, đối thủ cạnh tranh cho đến xác định sự hiện diện của sản phẩm mới so với sản phẩm cũ, cách truyền đạt hình ảnh đến người tiêu dùng. Mục tiêu là để sản phẩm trở nên độc đáo, tạo được chỗ đứng trên thị trường.

dinh vi san pham
Định vị sản phẩm là cách mà doanh nghiệp xác định vị trí của sản phẩm trong tâm trí người tiêu dùng

Nói dễ hiểu, định vị sản phẩm là tập hợp các hoạt động nhằm tạo ra cho sản phẩm một chỗ đứng nhất định trong tâm trí khách hàng. Thông qua nỗ lực để đem lại cho sản phẩm một hình ảnh riêng, dễ đi vào nhận thức của khách hàng, từ đó giúp chúng trở thành “top of mind” mỗi khi người tiêu dùng liên tưởng tới.

Quá trình định vị sản phẩm bao gồm các hoạt động phân tích thị trường và đối thủ, xác định vị trí của sản phẩm mới so với các sản phẩm tương tự đang có mặt trên thị trường, và truyền thông hình ảnh sản phẩm của một thương hiệu cụ thể.

Định vị sản phẩm quan trọng như thế nào cho doanh nghiệp

Sau khi đã hiểu khái niệm định vị sản phẩm là gì, vậy câu hỏi đặt ra tiếp theo là: Vai trò của định vị sản phẩm đối với doanh nghiệp? Lợi ích của việc định vị sản phẩm là gì?

Vai trò của định vị sản phẩm đối với doanh nghiệp

Mục đích chính của định vị sản phẩm đó là giúp cho các doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về vị trí của sản phẩm trong đầu của khách hàng và trên thị trường. Định vị sản phẩm giúp doanh nghiệp định hình được hình ảnh và thương hiệu của sản phẩm và cung cấp cho khách hàng những thông tin hữu ích về sản phẩm để giúp họ đưa ra quyết định mua hàng.

Cụ thể, định vị sản phẩm giúp doanh nghiệp:

  • Xác định và phân loại sản phẩm của doanh nghiệp trong từng phân khúc thị trường cụ thể, so sánh với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh và đưa ra lợi thế cạnh tranh.
  • Tìm hiểu và nắm bắt rõ hơn về đối tượng khách hàng mục tiêu từ đó xây dựng được chiến lược marketing hiệu quả nhằm thu hút và tiếp cận được nhiều khách hàng.
  • Tăng độ nhận diện thương hiệu và tạo dấu ấn đặc biệt của sản phẩm trong tâm trí của khách hàng.
  • Giúp doanh nghiệp đưa ra được chiến lược về giá cả, định hướng phát triển sản phẩm và các chiến lược tiếp thị khác nhằm tối ưu hóa lợi nhuận và đạt mục tiêu kinh doanh mà mình đưa ra. 

Lợi ích của việc định vị sản phẩm là gì?

phan khuc khach hang
Định vị sản phẩm mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp sẽ có một số lợi ích chính như sau:

  • Xác định những lợi ích chính của sản phẩm, từ đó liên kết với nhu cầu và chăm sóc khách hàng.
  • Tìm ra lợi thế cạnh tranh ngay cả khi thị trường có nhiều biến động.
  • Đáp ứng được mong đợi của khách hàng.
  • Củng cố thương hiệu và uy tín sản phẩm.
  • Xây dựng và duy trì lòng trung thành của khách hàng.
  • Xây dựng chiến lược quảng bá hiệu quả.
  • Thu hút nhiều phân khúc khách hàng khác nhau.
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
  • Đưa ra chiến lược phát triển sản phẩm mới.

Hướng dẫn chi tiết cách định vị sản phẩm cho doanh nghiệp

Bước 1: Xác định mục tiêu định vị

Đầu tiên trong quy trình định vị sản phẩm, doanh nghiệp nên xác định mục đích khi định vị sản phẩm là gì? Nó được sử dụng để giải quyết những vấn đề gì của khách hàng?…Điều này giúp doanh nghiệp có thể xây dựng được kế hoạch và thực hiện nó hiệu quả hơn. Ngoài ra việc xác định mục tiêu còn là cơ sở để đánh giá và xác định mức độ thành công của chiến dịch.

Bước 2: Xác định các đặc điểm của sản phẩm

Sau khi đã xác định vị sản phẩm vì mục đích gì? Ở bước tiếp theo, mọi người sẽ cần tìm hiểu tất cả đặc điểm của sản phẩm, từ điểm mạnh, điểm yếu, giá cả, độ khác biệt so với sản phẩm cạnh tranh và những giá trị cốt lõi của sản phẩm.

dac diem cua san pham
 Định vị sản phẩm giúp doanh nghiệp đưa ra hướng tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn

Sau đây là một số đặc điểm cốt lõi của sản phẩm:

  • Tính độc đáo: Điểm nổi bật và độc đáo của sản phẩm sẽ giúp khách hàng có thể dễ dàng nhận ra nó.
  • Tính khác biệt: Sản phẩm cần phải khác biệt so với các sản phẩm cạnh tranh. Nếu không có đặc điểm khác biệt, khách hàng có thể chọn sản phẩm của đối thủ.
  • Tính tiện dụng: Sản phẩm phải có giá trị sử dụng cho khách hàng để họ cảm thấy sản phẩm của doanh nghiệp sẽ giúp họ giải quyết một vấn đề hoặc mang lại lợi ích cho họ.
  • Tính thẩm mỹ: Tính thẩm mỹ của sản phẩm là quan trọng trong việc tạo sự hấp dẫn cho khách hàng. Nếu sản phẩm đẹp mắt, khách hàng có thể có xu hướng lựa chọn nó hơn các sản phẩm khác.
  • Tính cạnh tranh về giá: Giá cả là một yếu tố quan trọng trong quyết định mua hàng. Khách hàng sẽ có thiên hướng lựa chọn những sản phẩm có giá cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu của họ hơn.
  • Tính đáng tin cậy: Sản phẩm cần đáp ứng các tiêu chuẩn trong quản lý chất lượng và đáng tin cậy để khách hàng có thể tin tưởng và sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp trong thời gian dài.

Bước 3: Phân tích thị trường

Phân tích thị trường là một bước quan trọng để giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các yếu tố liên quan đến nhu cầu, đặc điểm, hành vi và sự ưa chuộng của khách hàng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ. Một quy trình phân tích thị trường trong định vị sản phẩm sẽ cần trải qua các bước cơ bản như sau:

  • Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu: Phân tích và xác định khách hàng mục tiêu, bao gồm: đặc điểm, nhu cầu, hành vi và thói quen mua hàng của họ.
  • Nghiên cứu thị trường: Tìm hiểu thông tin chi tiết về thị trường bằng cách sử dụng các công cụ và phương pháp nghiên cứu thị trường như khảo sát, phỏng vấn, phân tích đối thủ cạnh tranh và phân tích xu hướng thị trường.
  • Phân tích SWOT: Phân tích các yếu tố mạnh và yếu của sản phẩm so với các sản phẩm cạnh tranh khác trên thị trường.
  • Xây dựng chiến lược định vị sản phẩm: Dựa trên phân tích thị trường, xây dựng chiến lược định vị sản phẩm để giúp sản phẩm nổi bật và thu hút khách hàng.
  • Thực hiện chiến lược định vị: Sau khi đã đặt ra chiến lược định vị sản phẩm, cần triển khai nó bằng cách tập trung vào các hoạt động tiếp thị để quảng bá sản phẩm của mình đến khách hàng mục tiêu.
dinh vi thuong hieu
 Định vị sản phẩm giúp doanh nghiệp nhìn nhận điểm mạnh và yếu của sản phẩm

Bước 4: Định vị sản phẩm so với các sản phẩm cạnh tranh

Định vị sản phẩm so với các sản phẩm cạnh tranh là bước để doanh nghiệp xác định được vị trí của sản phẩm trong tâm trí khách hàng. Ở bước này, mọi người sẽ cần thực hiện một số công việc như sau:

  • Phân tích sản phẩm cạnh tranh: Mọi người cần phân tích các sản phẩm cạnh tranh để hiểu rõ những gì khách hàng đang tìm kiếm và những gì mà sản phẩm của mình có thể cung cấp.
  • Xác định điểm khác biệt của sản phẩm: Sau khi phân tích các sản phẩm cạnh tranh, mọi người sẽ cần tìm ra những điểm khác biệt của sản phẩm của mình, những điểm mà sản phẩm có thể cung cấp hơn so với các sản phẩm cạnh tranh. Điều này sẽ giúp sản phẩm của bạn trở nên độc đáo và hấp dẫn hơn.
  • Xác định nhóm khách hàng mục tiêu: Sau khi đã xác định điểm khác biệt của sản phẩm, chúng ta sẽ cần xác định nhóm khách hàng mà sản phẩm của mình hướng đến. Nhóm khách hàng này sẽ là những người có nhu cầu sử dụng sản phẩm và những điểm khác biệt đó sẽ là những điểm mà họ đánh giá cao.
  • Xác định vị trí sản phẩm: Cuối cùng, sẽ cần xác định vị trí của sản phẩm của mình trong tâm trí khách hàng so với các sản phẩm cạnh tranh. Vị trí này cần phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu của bạn và những điểm khác biệt của sản phẩm.

Bước 5: Tạo ra thông điệp định vị

Dựa trên các thông tin thu thập được về khách hàng mục tiêu, điểm mạnh, điểm khác biệt của sản phẩm thì tiếp theo doanh nghiệp có thể tạo ra được các thông điệp để định vị sản phẩm. 

Một số lưu ý khi xây dựng thông điệp định vị, mọi người cần sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu và hướng tới khách hàng mục tiêu. Sau khi đưa ra thông điệp thì cần kiểm tra để đảm bảo nó phù hợp với khách hàng mục tiêu và sự khác biệt của sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp.

Bước 6: Triển khai và theo dõi

Cuối cùng, sau khi đã xác định được thông điệp định vị cũng như kế hoạch định vị sản phẩm, mọi người cần triển khai và theo dõi tiến trình để đảm bảo rằng kế hoạch định vị đang được thực hiện hiệu quả. Quá trình theo dõi cần triển khai theo các bước sau đây:

  • Triển khai kế hoạch: Bắt đầu triển khai kế hoạch định vị sản phẩm bằng cách sử dụng các kênh truyền thông phù hợp với khách hàng mục tiêu. Mọi người có thể sử dụng các kênh truyền thông như quảng cáo trực tuyến, quảng cáo trên các phương tiện truyền thông truyền thống, truyền thông thông qua email, hoặc sử dụng các kênh mạng xã hội.
  • Theo dõi hiệu quả: Theo dõi kết quả của kế hoạch định vị bằng cách sử dụng các công cụ phân tích và đánh giá khách hàng. Các công cụ này giúp theo dõi số lượng truy cập trang web, tần suất tương tác với khách hàng, tỷ lệ chuyển đổi, và nhận xét của khách hàng về sản phẩm.
  • Đánh giá lại thông điệp định vị: Đánh giá lại thông điệp định vị để đảm bảo rằng nó vẫn phù hợp với khách hàng mục tiêu và sự khác biệt của sản phẩm. Nếu cần thiết, điều chỉnh lại thông điệp để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
  • Tích cực tương tác với khách hàng: Tương tác tích cực với khách hàng thông qua các kênh truyền thông khác nhau, như câu hỏi và trả lời, chia sẻ thông tin, và tạo ra các sự kiện đặc biệt. Điều này giúp tăng tương tác với khách hàng và xây dựng sự tin tưởng trong sản phẩm.
  • Cập nhật kế hoạch định vị: Dựa trên kết quả và phản hồi của khách hàng, cập nhật lại kế hoạch định vị để đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Mọi người có thể thay đổi kênh truyền thông hoặc điều chỉnh lại thông điệp định vị để đáp ứng nhu cầu thay đổi của khách hàng.

Có thể nói, định vị sản phẩm là một trong những hoạt động bắt buộc, giúp doanh nghiệp kiếm được nhiều khách hàng và tạo dấu ấn trong mắt họ nhiều nhất có thể. Việc tập trung vào việc định vị sản phẩm càng cụ thể, khách hàng sẽ có ấn tượng càng sâu, từ đó khả năng mua hàng và độ trung thành cũng sẽ cao hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *