MBO LÀ GÌ? CÁCH THỰC HIỆN MBO RA SAO?

MBO là gì

Để đạt được kết quả cao trong kinh doanh, các doanh nghiệp thường sử dụng rất nhiều mô hình và phương pháp quản lý. MBO là một trong những phương pháp được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng. Vậy bạn đã biết MBO là gì và cách ứng dụng ra sao chưa? Nếu chưa thì hãy cùng Actisoft.org tìm hiểu ngay nhé! 

1, MBO là gì?

Đầu tiên chúng ta hãy tìm hiểu MBO là gì nhé. MBO được viết tắt từ cụm từ: “Management by Objectives”. Hiểu theo nghĩa tiếng Việt thì đây là phương thức quản trị theo mục tiêu. MBO là phương pháp tiếp cận chiến lược hiệu quả, giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động. Quản trị theo mục tiêu được thực hiện qua việc xác định mục tiêu từng nhân viên. Sau đó điều hướng hoạt động của nhân viên để đạt được mục tiêu đã định.

MBO bắt đầu bằng việc xác định mục tiêu của cấp cao, sau đó đến mục tiêu của cấp thấp hơn. MBO cũng có thể thiết lập đồng thời thời gian thực hiện công việc từ dài đến ngắn. MBO giúp quản lý công việc bằng cách đo lường mục tiêu dựa trên kế hoạch mục tiêu.

Khi sử dụng MBO, cả lãnh đạo và cấp dưới sẽ cùng tham gia thảo luận, giám sát, đưa ra mục tiêu và kết quả mong muốn đạt được trong 1 khoảng thời gian nhất định. MBO gồm 4 yếu tố:

  • Cam kết của nhà quản trị với việc thực hiện MBO.
  • Sự hợp tác của các thành viên trong tổ chức.
  • Sự tự nguyện, tự giác, tinh thần tự quản của mọi thành viên khi thực thi kế hoạch chung.
  • Kiểm soát toàn bộ công việc theo kế hoạch.
MBO la gi
MBO là gì? 

2, Lợi ích mà doanh nghiệp có được khi sử dụng MBO là gì?

Sau khi tìm hiểu MBO là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem lợi ích khi sử dụng MBO là gì nhé. Phương thức quản trị MBO mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:

  • Nâng cao tinh thần đoàn kết cho toàn bộ nhân sự trong doanh nghiệp. Phương thức MBO giúp xây dựng mục tiêu và điều hướng mục tiêu từ cá nhân sang tổ chức. Khi biết được mục tiêu cụ thể, các phòng ban sẽ cùng nhau thực hiện để đạt được mục tiêu chung. Từ đó quản lý nguồn nhân lực trở nên trơn tru hơn bao giờ hết.
  • Tạo động lực cho nhân sự và tăng cường sự gắn kết với công ty. Quản trị doanh nghiệp bằng phương pháp MBO giúp đánh giá từng nhân viên qua kpi. Khi có mục tiêu rõ ràng, quy trình hoạt động sẽ được chuẩn hóa. Từng cá nhân  sẽ biết được công việc của, nhìn rõ mục tiêu phát triển của mình nên sẽ có động lực làm việc.
  • Lập kế hoạch, thiết lập mục tiêu thực hiện một cách cụ thể, rõ ràng. Quản trị theo mô hình MBO đòi hỏi nhà lãnh đạo phải có định hướng, kế hoạch, mục tiêu cụ thể. MBO cũng thúc đẩy nhà lãnh đạo tập trung vào kết quả thay vì cách thực hiện.
  • Nâng cao khả năng tự học cho từng thành viên trong tổ chức. Để thích nghi với phương pháp này, tất cả nhân sự cần đổi mới tư duy và học hỏi, tích lũy kinh nghiệm. Từ đó sẽ giúp kỹ năng mềm, kiến thức chuyên môn được nâng cao.
  • Đánh giá kết quả công bằng hiệu suất làm việc. Dựa vào việc quản lý mục tiêu, nhà lãnh đạo sẽ đánh giá được hiệu suất làm việc và vai trò của từng cá nhân trong công ty. Với kết quả thực tế, việc đánh giá sẽ chính xác và khách quan hơn rất nhiều. 
loi ich cua MBO
Lợi ích mà doanh nghiệp có được khi ứng dụng MBO

3, Ưu điểm và nhược điểm của phương thức MBO là gì?

Bất kể phương pháp quản trị nào cũng có ưu và nhược điểm nhất định. Quản trị bằng phương thức MBO đề cao vai trò của nhân viên khi thực hiện công việc, cụ thể nó có ưu điểm như:

  • Các mục tiêu được thiết lập cho từng nhân viên, phù hợp với kinh nghiệm và trình độ chuyên môn nên đạt hiệu quả cao hơn.
  • Nhờ việc áp dụng MBO mà khả năng giao tiếp giữa các thành viên trong tổ chức sẽ được cải thiện. Nhờ vậy mà kết quả làm việc theo nhóm sẽ tốt hơn.
  • MBO giúp nhân viên hiểu rõ về kỳ vọng của công ty và tầm ảnh hưởng của họ trong việc thực hiện mục tiêu chung.
  • Mỗi nhân viên sẽ cảm nhận được tầm quan trọng của họ nên sẽ nỗ lực cống hiến hơn, trung thành với tổ chức hơn.
MBO giup nhan vien lam viec hieu qua
MBO giúp nhân viên làm việc hiệu quả hơn

Mặc dù quản lý bằng phương pháp MBO có rất nhiều ưu điểm, tuy nhiên phương pháp này vẫn có những nhược điểm nhất định như:

  • Quản lý bằng cách này thường bỏ qua đặc tính, điều kiện làm việc mà tổ chức đang có.
  • Đặt mục tiêu sẽ đi kèm áp lực và dễ xa rời mục đích trung tâm.
  • Thời gian để triển khai MBO khá dài, thường là từ 3 – 5 năm.
  • Nhiều nhà quản lý có thể phụ thuộc vào phương pháp này mà dẫn đến các tác động tiêu cực khác.

4, Quy trình thực hiện quản trị theo mục tiêu

Sau khi biết rõ ưu nhược điểm của MBO là gì ta hãy cùng tìm hiểu quy trình thực hiện MBO là gì nhé? Đó là quy trình được xây dựng gồm 6 bước: 

  • Bước 1: Xác định mục tiêu dài hạn, tầm nhìn, sứ mệnh của tổ chức. Sau đó xây dựng các mục tiêu ngắn hạn. Để thực hiện MBO thì doanh nghiệp bắt buộc phải có mục tiêu cụ thể thì các bộ phận mới có thể đi theo. 
  • Bước 2: Xác định các mục tiêu cho nhân viên. Thông qua đó nhân viên sẽ nhận được thông báo về các kế hoạch. Ngoài nhận kế hoạch thì nhân viên cũng có thể tham gia đóng góp ý kiến vào mục tiêu chung. Khi thực hiện mục tiêu cần tuân theo nguyên tắc 80/20. Tức là 20% hiệu quả công việc sẽ quyết định hiệu quả 80% công việc còn lại. 
  • Bước 3: Giám sát hiệu suất và tiến độ thực hiện công việc một cách liên tục. Để thực hiện mục tiêu chung, từng cá nhân cần làm tốt công việc của riêng mình. Do vậy, việc theo dõi tiến độ, giám sát kết quả thực hiện của đội ngũ nhân viên là vô cùng cần thiết. Để giám sát hiệu suất và tiến độ chi tiết của từng mục tiêu, nhà quản lý có thể lên danh sách công việc, quản lý tiến độ, đánh giá chất lượng công việc.
  • Bước 4: Đánh giá hiệu suất công việc. Việc đánh giá hoạt động cần được thực hiện thường xuyên. Các cấp quản lý liên quan cần tham gia để thực hiện công việc này.
  • Bước 5: Phản hồi liên tục và kịp thời khi áp dụng MBO trong doanh nghiệp. Khi quản trị mục tiêu, phản hồi liên tục là việc làm vô cùng quan trọng. Thông qua các phản hồi, nhân viên sẽ nhìn thấy điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để điều chỉnh cho phù hợp với kế hoạch công việc. Phản hồi liên tục cũng có thể được thực hiện qua các cuộc họp định kỳ. Cấp trên và cấp dưới sẽ cùng thảo luận để tìm ra khúc mắc khi thực hiện mục tiêu.
  • Bước 6: Ghi nhận kết quả đạt được. Đây là bước vô cùng quan trọng mà doanh nghiệp nào cũng nên có. Bên cạnh việc ghi nhận, đánh giá kết quả thì nhà quản lý cần xây dựng các chính sách, khen thưởng cho nhân sự đạt mục tiêu. Việc làm này sẽ khuyến khích, động viên, thúc đẩy tinh thần làm việc của toàn bộ nhân sự.
quy trinh thuc hien MBO
Quy trình thực hiện MBO

Qua bài viết dưới đây, chúng ta đã biết được MBO là gì? MBO có những ưu điểm gì và quy trình thực hiện ra sao. Nếu doanh nghiệp của bạn muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh thì hãy thử áp dụng phương pháp MBO ngay nhé. Ngoài ra, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các phương pháp quản trị khác thì hãy liên hệ ngay với ACTISOFT để được giải đáp!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *