Hướng dẫn sử dụng GitLab đơn giản cho người mới dùng

gitlab

Với những người làm việc trong lĩnh vực phần mềm có lẽ không còn xa lạ với GitLab, tuy nhiên với những người mới thì cái tên Gitlab là khái niệm hoàn toàn mới lạ.

Đây được xem như một công cụ không thể thiếu đối với các đội nhóm phát triển. Dưới đây là hướng dẫn sử dụng Gitlab của Actisoft để bạn có thể hệ thống quản lý mã nguồn và sử dụng công cụ này làm cầu nối tuyệt vời giữa các lập trình viên, giúp họ làm việc hiệu quả hơn trong thời kỳ chuyển đổi số.

GitLab là gì?

Trước khi đến hướng dẫn sử dụng GitLab ta cùng tìm hiểu xem nó là gì trước. GitLab được ra đời bởi hai nhà phát triển người Ukraina là Dmitriy Zaporozhets và Valery Sizov. Thời điểm ấy, GitLab trở thành điểm sáng khi là phần mềm mã nguồn mở hoàn toàn miễn phí được phân phối theo giấy phép MIT.

Thời gian đầu, code được viết bằng ngôn ngữ Ruby và Go với mục đích xây dựng một giải pháp quản lý code.Từ đó các thành viên trong nhóm có thể hợp tác để phát triển phần mềm. Sau này, GitLab được phát triển thành một giải pháp tích hợp gồm cả vòng đời phát triển phần mềm lẫn toàn bộ vòng đời DevOps.

Hiện nay, công nghệ bao gồm Go, Ruby trên Rails và Vue.js. Và xuất hiện nhiều cách hướng dẫn sử dụng GitLab cho người mới. 

huong dan su dung gitlab
Gitlab là gì?

Sử dụng GitLab cũng không quá khó, bởi hình thức hoạt động của GitLab là hệ thống self-hosted mã nguồn mở dựa trên hệ thống máy chủ Git dùng để quản lý mã nguồn của bạn. GitLab cung cấp giải pháp server một cách hoàn hảo và nhận được sự đánh giá cao từ cộng đồng.

Nói một cách dễ hiểu GitLab là một phần mềm được các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp dùng để lưu trữ và quản lý kho code một cách khoa học, an toàn, truy cập nhanh chóng thông qua kết nối internet. Ngoài ra, GitLab cung cấp một dung lượng lưu trữ miễn phí cho người dùng hoặc bạn có thể trả thêm phí nếu muốn tăng dung lượng.

GitLab tuân theo mô hình phát triển open-core. Trong đó, chức năng core được phát hành theo license open-source MIT, còn chức năng bổ sung thì tuân theo giấy phép độc quyền.

Một số chức năng chính của GitLab

  • Quản lý Repository: Tương tự như GitHub, GitLab cơ bản cung cấp kho lưu trữ mã nguồn (Repository) với hỗ trợ cho Git, giúp các nhóm phát triển quản lý và theo dõi mã nguồn dễ dàng.
  • Quản lý DevOps: GitLab tích hợp nhiều công cụ và tính năng DevOps, bao gồm CI/CD (Continuous Integration/Continuous Deployment), Container Registry, và hỗ trợ Kubernetes.
  • Issue Tracking và Wiki: Để theo dõi và nhắc nhở công việc và tài liệu dự án, GitLab cung cấp các tính năng như Issue Tracking và Wiki.
  • Web IDE: Git-Lab có một trình soạn thảo mã nguồn tích hợp trong trình duyệt giúp bạn chỉnh sửa mã nguồn mà không cần chuyển đến môi trường phát triển.
  • Collaboration: Cho phép nhóm làm việc cùng nhau trên dự án, xem và đánh giá thay đổi, thảo luận và hợp nhất mã nguồn.
trien khai gitlab
GitLab có thể triển khai ở dạng dịch vụ trên đám mây hoặc trên máy chủ riêng

Ưu điểm khi sử dụng GitLab

Sau khi xem hướng dẫn sử dụng GitLab bạn sẽ nhận thấy một điều là các ứng dụng của GitLab cho phép bạn tự động hóa DevOps. Từ đó ta có thể lên kế hoạch thiết kế, tạo, build, xác minh, thử nghiệm, deploy và giám sát nhiều yếu tố khác nhau. Gồm khả năng mở rộng, mức độ phổ biến, tính khả dụng và quá trình nhân bản.

Hiện nay, GitLab đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Sở dĩ vì các tính năng phong phú của nó cùng với số lượng code block có sẵn. Trong đó, sự hợp tác của các code platform chính là trung tâm của GitLab. Từ đây nó có thể dễ dàng được tái sử dụng hay triển khai. Một số lợi ích khi sử dụng GitLab:

  • Open Core: GitLab nổi bật với mô hình Open Core, mang lại lợi thế cạnh tranh lớn. Khác với đối thủ Closed-Source, GitLab có phiên bản mã nguồn mở độc quyền, giúp thao tác dễ dàng và bảo mật cao.
  • Truy cập mã nguồn: GitLab cho phép bạn xem và chỉnh sửa mã nguồn từ bất kỳ đâu qua internet, điều không thể với phần mềm Closed-Source. Bạn cũng có thể mở rộng tính năng trên server hoặc giả lập trong kho lưu trữ của GitLab.
  • Tính khả dụng cao: GitLab phát triển nhiều phiên bản phù hợp với đa dạng người dùng, cung cấp tính năng đơn giản, hiệu quả và bảo mật cao, giúp quản lý mã nguồn thuận tiện và hiệu quả.
  • Xây dựng cùng cộng đồng: GitLab lắng nghe phản hồi và đóng góp của người dùng để phát triển các tính năng hữu ích và đáp ứng nhu cầu, mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng.
  • Giải pháp lâu dài: Dựa trên sự uy tín và sự đóng góp của cộng đồng rộng lớn, GitLab đang trở thành một giải pháp ổn định cho quản lý mã nguồn và phát triển phần mềm.

Hướng dẫn sử dụng Gitlab

cai dat gitlab
Hướng dẫn cài đặt gitlab

Sau khi tìm hiểu GitLab là gì và lý do sử dụng GitLab, sau đây là nội dung hướng dẫn sử dụng GitLab trên Windows

Bước 1: Tạo một folder với tên ‘GitLab-Runner’ trên hệ thống. Ta có thể đặt nó ở bất kỳ đâu, chẳng hạn như trong C:\GitLab-Runner

Bước 2: Tiếp theo, tải file nhị phân cho x86 hoặc amd64. Sau đó copy chúng vào folder vừa tạo. Hãy đổi tên của file binary đó thành gitlab-runner.exe.

Bước 3: Mở command prompt rồi điều hướng đến folder đã tạo trước đó, nhập dòng lệnh sau rồi nhấn enter:

C:\GitLab-Runner>gitlab-runner.exe register

su dung gitlab buoc 3

Bước 4: Sau đó, ta sẽ được yêu cầu nhập URL của gitlab-ci coordinator.

Please enter the gitlab-ci coordinator URL (e.g. https://gitlab.com/): https://gitlab.com

su dung gitlab buoc 4

Bước 5: Nhập gitlab-ci token:

su dung gitlab buoc 5

Please enter the gitlab-ci token for this runner: xxxxx

*** Để lấy được token, hãy login vào tài khoản GitLab tại đây: https://gitlab.com/users/sign_in

dang nhap gitlab
Đăng nhập vào tài khoản gitlab dễ dàng

Tiếp theo, đi đến project sau khi đăng nhập vào GitLab

Click vào option CI/CD dưới tab Settings rồi mở rộng phần Runners Settings.

Dưới phần Runners Settings, ta sẽ lấy token theo hướng dẫn

token huong dan gitlab
Token theo hướng dẫn

Bước 6: Nhập gitlab-ci description:

su dung gitlab buoc 6 1

Please enter the gitlab-ci description for this runner:

[Admin-PC]: Hello GibLab Runner

Bước 7. Sau đó là nhập gitlab-ci tag:

su dung gitlab buoc 7

Please enter the gitlab-ci tags for this runner (coma separated): tag1, tag2

Bước 8. Tiếp theo, ta có thể lock Runner với dự án hiện tại bằng cách đặt giá trị của nó thành true:

su dung gitlab buoc 8

Whether to lock the Runner to current project [true/false]: [true]: true

Sau các bước trên, ta sẽ có một thông báo hiện lên: ‘Registering runner…succeeded.‘

Bước 9. Bây giờ hãy nhập Runner executor để build project:

su dung gitlab buoc 9

Please enter the executor: parallels, shell, docker+machine, kubernetes, docker-ssh+machine, docker, docker-ssh, ssh, virtualbox: docker

Ở đây, ta đã chọn selector là ‘docker’ để tạo build environment và quản lý các dependencies dễ dàng cho việc develop dự án.

Bước 10. Tiếp theo, ta cần chọn default image để đặt cho docker selector.

su dung gitlab buoc 10

Please enter the default Docker image (e.g. ruby:2.1): alpine: latest

Bước 11. Sau đó, màn hình sẽ hiển thị tin nhắn ‘Runner registered successfully’:

Thông báo được hiển thị trên màn hình

Bước 12. Cuối cùng, đi đến project rồi click vào CI/CD dưới phần Settings. Ta sẽ thấy Runners đã được kích hoạt cho project.

Ta cũng có thể thấy được cấu hình GitLab Runner trong file config.toml dưới folder GitLab-Runner như dưới đây 

runner kich hoat cho project

→ Nguồn tham khảo: https://docs.gitlab.com/runner/install/windows.html

Một số lưu ý khi đọc hướng dẫn sử dụng GitLab

Khi nghiên cứu hướng dẫn sử dụng GitLab, bạn chắc chắn đã thấy mức độ ứng dụng trên diện rộng. Điều đó có được nhờ hệ thống vận hành hiệu quả. Dưới đây là những lưu ý bổ sung, tiếp thêm động lực để bạn nhanh chóng khai thác.

Thêm người dùng

Đây chắc chắn là điều không thể bỏ qua khi tìm hiểu về hướng dẫn sử dụng GitLab. Điều này càng quan trọng hơn trong các dự án lớn. Giống như phần lớn công cụ quản trị, công cụ cho phép bổ sung thêm tài khoản Skype, LinkedIn, Twitter.

Việc thêm người dùng cũng có thể đặt ra giới hạn về số lượng. Bên cạnh đó, bạn được bỏ cờ Admin để người này không có các quyền điều khiển dưới vai trò quản trị.

Tạo nhóm

Không gian nhóm trong GitLab là gì? Đây là nơi bạn đặt các dự án của mình vào và phân quyền cho các thành viên. Khi project mới tạo ra, member sẽ được tự động truy cập vào đó.

Quyền lực hơn cả chính là Owner với khả năng chỉnh sửa, xóa và quản lý người dùng. Nối tiếp đó là các User được chia làm 5 mức:

  • Guest.
  • Reporter.
  • Master.
  • Developer.
  • Owner.

Việc kiểm soát và chia sẻ nhiệm vụ trong dự án dễ dàng hơn nhiều. Nếu khéo léo tận dụng sẽ càng nâng cao bảo mật toàn diện.

Khả năng hiển thị dự án

Khi đọc kỹ hướng dẫn sử dụng GitLab không thể không tìm hiểu về khả năng hiển thị Project trong GitLab. Nhà thiết kế đã tạo dựng ba kiểu chính với đặc điểm cụ thể như sau:

  • Public: Cho phép mọi người xem project và pull code của bạn. Điều này vẫn diễn ra kể cả khi họ không có tài khoản trong hệ thống. Các hoạt động như merge request hoặc mở một issue thực hiện nhanh chóng.
  • Private: Dự án chỉ hiển thị với người được thêm vào. Các quyền của họ phụ thuộc vào quyết định của nhà quản trị khi mời.
  • Internal: Sử dụng để giới hạn những người có Account trong GitLab. Đối tượng đã đăng nhập sẽ được phân quyền tự động là Guest.

Theo đó, để có thể thao tác tốt trên GitLab thì việc hiểu đặc điểm của ba dạng hiển thị trong GitLab là vô cùng quan trọng. Nhờ thế sẽ chủ động hơn trong quá trình thực hiện, bảo mật và phân công nhiệm vụ. Hy vọng với hướng dẫn sử dụng Gitlab sẽ giúp bạn trong việc tối ưu tốc độ puѕh và clone repoѕitorу.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *