Tổng quan và cách sử dụng bootstrap cơ bản

cach-su-dung-boost-trap

Nếu bạn đang tìm hiểu những điều cơ bản nhất về bootstrap, muốn biết cách sử dụng bootstrap để đáp ứng công việc và phục vụ mục đích cá nhân thì bài viết này dành cho bạn. Những kiến thức bên dưới sẽ vô cùng hữu ích cho những ai đang bắt đầu làm quen với từ “bootstrap”.

1. Bootstrap là gì?

Bootstrap là một framework phát triển web mạnh mẽ và phổ biến trong thời đại chuyển đổi số, giúp các nhà phát triển xây dựng giao diện trang web đáp ứng và đẹp mắt một cách dễ dàng. 

Bootstrap được viết bằng HTML, CSS và JavaScript. Nó tập trung vào việc tạo giao diện trang web đáp ứng (responsive), tức là giao diện sẽ hiển thị và hoạt động tốt trên nhiều thiết bị với nhiều kích thước màn hình khác nhau, từ máy tính để bàn đến điện thoại di động.

2. Các tính năng quan trọng của bootstrap

Trước khi đến với cách sử dụng bootstrap ta cùng tìm hiểu những tính năng của nó nhé. Bootstrap mang đến nhiều tính năng vô cùng hữu ích cho bạn, tuy nhiên hãy điểm qua 3 tính năng được xem là quan trọng và đáng được nhắc đến của framework này.

su dung bootstrap
cách sử dụng bootstrap đơn giản
  • Hệ thống lưới (Grid System): Hệ thống lưới cho phép bạn tạo cấu trúc trang web một cách có  tổ chức và phản hồi (responsive) dựa trên lưới 12 cột, giúp bạn điều chỉnh vị trí và kích thước của các phần tử trên trang web một cách dễ dàng mà vẫn  đảm bảo tính thống nhất và phản hồi trên nhiều thiết bị khác nhau.
  • Components (Các thành phần giao diện): Components trong Bootstrap là các yếu tố được thiết kế sẵn và có sẵn để bạn sử dụng để xây dựng giao diện trang web. Nó bao gồm: Buttons, Forms, Navbar, Dropdowns, Alerts,… Những thành phần giao diện này giúp bạn xây dựng trang web nhanh chóng và đẹp mắt, phù hợp với nhu cầu mà không cần phải viết mã CSS và JavaScript phức tạp.
  • Phản hồi (Responsive design): Phản hồi giúp bạn tạo ra trang web một cách linh hoạt và đáp ứng, đảm bảo rằng trang web của bạn sẽ hiển thị đẹp và hoạt động một cách tốt trên nhiều thiết bị và kích thước màn hình khác nhau, từ đó cải thiện trải nghiệm người dùng và tối ưu hóa SEO.

3. Lợi ích của việc sử dụng bootstrap

Với những tính năng trên, Bootstrap mang đến cho người dùng nhiều lợi ích thú vị, trong đó bao gồm: dễ dàng sử dụng, tiết kiệm thời gian và tính tương thích cao. 

  • Tiết kiệm thời gian

Các nhà phát triển có thể tiết kiệm được thời gian khi xây dựng trang web nhờ vào bootstrap. Nguyên nhân là do nó có rất nhiều block được xây dựng sẵn trong thư viện bootstrap, người dùng chỉ cần lựa chọn và điều chỉnh theo mong muốn.

  • Độ tương thích cao

Các phiên bản Bootstrap thường xuyên được cập nhật và nâng cấp tương thích với nhiều nền tảng và trình duyệt khác nhau như chrome, microsoft edge,…, giúp người dùng dễ dàng thực hiện các điều chỉnh.

  • Dễ dàng sử dụng

Nhìn chung cách sử dụng bootstrap khá đơn giản; Cơ chế hoạt động mở thông qua các mã nguồn giúp người dùng dễ dàng thao tác. Người dùng chỉ cần có kiến thức cơ bản về CSS và HTML thì đã có thể sử dụng. Trong giới lập trình web và thiết kế phần mềm, bootstrap nổi tiếng với cấu trúc đơn giản dễ áp dụng.

4. Cách sử dụng bootstrap cơ bản

Nhìn chung cách sử dụng bootstrap không hề khó, chỉ cần người dùng biết 1 chút về công nghệ là đã có thể dễ dàng sử dụng ngay mà không gặp bất cứ vấn đề nào.

download bootstrap
tải xuống bootstrap tại trang chính thức

Bước 1: Thêm bootstrap vào dự án của bạn thông qua hai cách sau:

  • Tải xuống Bootstrap: Truy cập trang chính thức của Bootstrap (https://getbootstrap.com/) và thực hiện tải xuống. Sau đó, thêm các tệp CSS và JavaScript của Bootstrap vào dự án.
  • Sử dụng CDN: Sử dụng các dịch vụ CDN như Bootstrap CDN hoặc MaxCDN để sử dụng Bootstrap mà không cần tải xuống và lưu trữ ngay trong dự án. Thêm các đoạn mã liên quan đến Bootstrap CDN vào thành phần <head> của trang web của bạn.

Bước 2: Cách sử dụng bootstrap càng trở nên đơn giản hơn nhờ vào các thành phần đã được thiết kế sẵn trong framework. Bạn chỉ cần lựa chọn và sử dụng chúng.

Bước 3: Tùy chỉnh và tạo trang web phù hợp với mong muốn của bạn. Bootstrap cho phép bạn tùy chỉnh giao diện bằng cách thay đổi các lớp CSS, sử dụng biến Sass hoặc tạo CSS tùy chỉnh để phù hợp với thương hiệu.

5 điều lưu ý khi sử dụng Bootstrap

Ngoài tìm hiểu về cách sử dụng bootstrap, bạn cũng cần phải lưu ý những điều sau để quá trình sử dụng của bạn được diễn ra trơn tru và mượt mà hơn, hỗ trợ tối đa cho công việc.

  • Giao diện không hiển thị chính xác ngay trên các thiết bị khác nhau.
  • Thay đổi nội dung của file bootstrap.css có thể khiến các dữ liệu bị hư khi cần nâng cấp.
  • Hộp hội thoại Bootstrap modals có thể hiển thị không đúng cách.
  • Quên sử dụng các thuộc tính data của Bootstrap.
  • Không khai báo thư viện hỗ trợ với trình duyệt IE8 và các trình duyệt cũ hơn.

Bootstrap là một framework phát triển web mạnh mẽ và linh hoạt, giúp đơn giản hóa quá trình phát triển giao diện trang web. Với hệ thống lưới, các thành phần giao diện sẵn có, và tính năng phản hồi, việc sử dụng Bootstrap không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn đảm bảo trải nghiệm người dùng tốt trên nhiều thiết bị khác nhau.

Hy vọng bài viết này của Actisoft đã giúp bạn có được những kiến thức cơ bản cũng như cách sử dụng bootstrap để phục vụ cho công việc cá nhân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *