Business development là gì? Vai trò đối với doanh nghiệp

Business Development là gì

Doanh nghiệp muốn hoạt động hiệu quả cần sự đồng bộ của rất nhiều mắt xích. Businesses Development là một trong những vị trí không thể thiếu trong doanh nghiệp. Nếu không có vị trí này thì doanh nghiệp sẽ không thể kinh doanh hiệu quả. Vậy Business Development là gì? Business Development là gì có vai trò gì? Hãy cùng ACTISOFT tìm hiểu nhé!  

Bộ phận kinh doanh là bộ phận vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp. Ngoài vị trí sale thì Businesses Development chính là vị trí không thể thiếu nếu muốn kinh doanh hiệu quả. Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp đang tìm kiếm các ứng viên giỏi để làm việc ở vị trí này!

1, Business Development là gì?

Vậy Business Development là gì? Business Development dịch nghĩa ra là Phát triển kinh doanh. Business Development là công việc ở giữa việc làm Sales và làm Marketing. Công việc chính của các Businesses Development  là xây dựng mối quan hệ lâu dài với các đối tác và khách hàng. Việc xây dựng mối quan hệ sẽ dựa trên chiến lược lâu dài của doanh nghiệp.

Nhân viên Business Development có nhiệm vụ chính là thuyết phục khách hàng tìm hiểu, dùng thử, mua sản phẩm do doanh nghiệp cung cấp. Để khách hàng đưa ra quyết định mua thì Businesses Development cần sử dụng năng lực chuyên môn cùng sự kiên nhẫn để tư vấn cho khách hàng. Business Development có các cấp bậc khác nhau như: 

– Business Development executive hay còn gọi là nhân viên phát triển kinh doanh. Một nhân viên phát triển kinh doanh có vai trò trở thành cầu nối giữa khách hàng với các các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

– Business Developer manager là vị trí dẫn dắt đội ngũ nhân viên kinh doanh. Theo đó, các Businesses Development Manager sẽ đề ra các kế hoạch, chiến lược và dẫn dắt đội nhóm đạt được mục tiêu như đã định. Trong một doanh nghiệp, Business Development Manager chính là quản lý cấp cao, tương đương vị trí trưởng phòng.

Business development la gi
Business development quyết định đến sự lớn mạnh của Doanh nghiệp 

2, Sự khác nhau giữa Sale và Business Development là gì

Nhắc đến bộ phận kinh doanh, hầu như ai cũng nghĩ đến nhân viên Sale. Thậm chí có rất nhiều người vẫn chưa biết sự khác nhau giữa Sale và Business Development là gì. Về cơ bản, Sales và Business Development đều cần tiếp cận khách hàng và thực hiện các công việc để phát triển kinh doanh. Tuy nhiên, 2 vị trí này lại có đặc thù hoàn toàn khác nhau. Vậy sự khác nhau giữa Sale và Business Development là gì?

TIÊU CHÍ SO SÁNHSALEBUSINESS DEVELOPMENT
Về thị trườngSale thâm nhập thị trường và phát triển sản phẩm, bất kể là sản phẩm hiện tại hay sản phẩm mớiTập trung phát triển thị trường tiềm năng, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm hiện tại, nghiên cứu sản phẩm mới cho thị trường mới.
Về tính chấtNhiệm vụ của Sale có tính chất ngắn hạn. Sale tập trung thuyết phục khách mua hàng và thu về doanh số ở thời điểm hiện tạiMục tiêu dài hạn, chú trọng tạo dựng và phát triển các mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp.
Về mục tiêuTối ưu hóa doanh thuTối ưu các mối quan hệ 
Tầm nhìn Nhân viên Sale mong tối đa hóa lợi nhuận Tầm nhìn gắn với mục tiêu phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
Tìm kiếm khách hàng tiềm năngTập trung liên hệ, tiếp cận với khách hàng tiềm năng để bán hàngTìm kiếm, xác định khách hàng tiềm năng
Tư vấn và giải phápTập trung tư vấn và đưa giải pháp cho khách hàngTập trung đưa ra các giải pháp chiến lược 
Xử lý đơn hàngSale xử lý đơn hàng sau khi khách mua hàngTiếp tục liên hệ để tạo mối quan hệ tốt với khách hàng nhằm phát triển chiến lược dài hạn.
Hậu mãi Sales thực hiện dịch vụ hậu mãi đảm bảo khách hàng hài lòng với sản phẩm, dịch vụTiếp tục xây dựng quan hệ để tạo ra cơ hội kinh doanh mới 

3, Vai trò của Business Development là gì 

Sau khi tìm hiểu về Business Development là gì ta cùng tìm hiểu vai trò của Business Development là gì nhé. Theo đó, Development có vai trò vô cùng quan trọng trong kinh doanh.  Business Development giúp doanh nghiệp phát triển bền vững nhờ đạt được mục tiêu kinh doanh. Một số vai trò quan trọng khác của Business Development có thể kể đến như: 

  • Tìm kiếm, phát triển các cơ hội kinh doanh mới, từ đó giúp mở rộng lĩnh vực hoạt động. Đảm bảo doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, tận dụng được mọi cơ hội trên thị trường. Để tìm kiếm các cơ hội mới, doanh nghiệp cần tiếp cận với nhiều nguồn thông tin trên thị trường để hiểu về nhu cầu của khách hàng. Khi tìm thấy các cơ hội kinh doanh, cần phân tích để đưa ra các chiến lược phát triển sản phẩm mới. 
  • Xây dựng, duy trì mối quan hệ với các đối tác. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng cạnh tranh và tạo ra những cơ hội phát triển kinh doanh mới. Khi xây dựng mối quan hệ với đối tác kinh doanh, cần xác định mục tiêu và lợi ích chung, tìm đối tác phù hợp, xây dựng mối quan hệ đúng cách, tạo các thỏa thuận hợp tác và quản lý mối quan hệ hiệu quả.
  • Thúc đẩy tăng trưởng doanh số nhờ việc tìm kiếm, phát triển các cơ hội kinh doanh mới. Đồng thời tăng cường các mối quan hệ và xây dựng chiến lược kinh doanh mới. Business Development có thể thực hiện rất nhiều hoạt động khác nhau để giúp thúc đẩy doanh số.
Business Development co vai tro quan trong trong doanh nghiep
Business Development có vai trò quan trọng trong doanh nghiệp 

4, Các công việc mà một Business Development cần làm là gì?

Vậy các công việc của 1 người làm Business Development là gì? Business Development là vị trí đóng góp quan trọng vào sự phát triển của doanh nghiệp. Nếu bạn muốn phát triển trong vị trí này thì cần hiểu được các công việc mà mình cần thực hiện. Nắm được nhiệm vụ cần làm, bạn sẽ có kế hoạch thăng tiến nhanh chóng dễ dàng trong tương lai. Một Business development cần thực hiện các công việc sau:

  • Nghiên cứu thị trường làm việc làm đầu tiên của Business Development. Thông qua việc nghiên cứu thị trường, ta sẽ nắm bắt được xu hướng tiêu dùng của khách hàng để đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp. Hãy nghiên cứu kỹ thông tin về đối thủ cạnh tranh để có kế hoạch bán hàng hiệu quả nhằm tăng tính cạnh tranh trên thị trường.
  • Tìm kiếm các khách hàng tiềm năng từ data có sẵn hay các công cụ marketing. Đây là việc làm vô cùng quan trọng với một Business Development. 
  • Tham dự hội thảo, hội chợ, các hoạt động phát triển và định vị thương hiệu sản phẩm . Mục đích là để nghiên cứu và tạo cơ hội kết nối với khách hàng.
  • Thực hiện các hoạt động định hướng khách hàng bằng telesale, sms, Messenger, email… Nếu có thể gặp mặt khách hàng thì hãy nắm bắt mọi cơ hội để đạt được mục tiêu. 
  • Thuyết phục khách hàng để khách hàng đồng ý sử dụng sản phẩm, dịch vụ.
  • Làm việc với các bộ phận khác để đảm bảo việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng. Hãy đảm bảo sản phẩm và dịch vụ sẽ đến tay khách hàng 1 cách nhanh nhất. 
  • Thực hiện các hoạt động chăm sóc khách hàng sau khi bán hàng để duy trì mối quan hệ gắn bó với khách hàng. Hãy xem xét các phản hồi của khách về sản phẩm/dịch vụ để cải tiến nếu cần.
  • Báo cáo với quản lý, cấp trên thông tin chi tiết về KPI, OKRs theo ngày, tuần, tháng, quý, năm. Thông qua đó, chủ doanh nghiệp sẽ nắm được hiệu suất kinh doanh để đưa ra điều chỉnh phù hợp.
Business Development thuc day moi quan he giua khach hang va doanh nghiep
Business Development thúc đẩy mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp 

5, Những yêu cầu cần có của 1 Business Development là gì?

Yêu cầu cần có của 1 Business Development là gì? Nhân viên phát triển kinh doanh Business Development yêu cầu quá khắt khe về kinh nghiệm. Bất cứ ai yêu thích công việc này đều có thể ứng tuyển. Tuy nhiên, để trở thành một Business Development giỏi, thăng tiến nhanh thì cần sở hữu rất nhiều kiến thức và kỹ năng như:

  • Tốt nghiệp Cao đẳng hoặc Đại học các ngành Quản trị kinh doanh, Marketing hay nhóm ngành khác liên quan.
  • Vận dụng thành thạo các kỹ thuật bán hàng, tiêu biểu như: Telesale, Email hay Quảng cáo…
  • Sử dụng tốt và nhanh nhạy với các phần mềm quản lý CRM. Không những vậy, một Business Development cũng cần thành thạo tin học văn phòng như Excel, Word, PowerPoint…
  • Có khả năng phân tích, đánh giá chính xác nhu cầu của khách hàng. Đây là cơ sở giúp bạn dễ dàng đi đến ký kết hợp đồng khi giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mới.
  • Kỹ năng giao tiếp và kỹ năng đàm phán tốt. Không những thế, Business Development cũng cần thấu hiểu tâm lý để nắm bắt được lợi thế khi giao tiếp với khách hàng. 
  • Kỹ năng xử lý vấn đề bình tĩnh, nhanh chóng và linh hoạt. Điều này sẽ là nền tảng giúp bạn giải quyết các rắc rối có thể bất ngờ xảy ra.
  • Khả năng chịu được áp lực cao, không chỉ là áp lực từ KPI mà còn là áp lực trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. Có thể nói so với các bộ phận khác thì Business Development là một trong những bộ phận khá nhiều áp lực.
  • Ngoài ra, bạn cần trang bị thêm các kiến thức về kinh doanh, đánh giá hiệu quả kinh doanh, ngoại ngữ để có thể làm việc với khách nước ngoài…
Business Development nen biet ngoai ngu va hieu ve kinh doanh
Business Development nên biết ngoại ngữ và hiểu về kinh doanh 

Trong doanh nghiệp, Business Developer cũng được chia làm các cấp độ khác nhau. Tùy thuộc vào kinh nghiệm, năng lực mà Business Developer sẽ chịu trách nhiệm tương ứng với vị trí cụ thể:

– Business Development Executive là vị trí nhân viên phát triển kinh doanh cấp độ 1. Vị trí này thực hiện vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp với khách hàng. 

– Business Development Manager là cấp độ cao hơn Business Development Executive. Đây là vị trí quản lý cấp cao, có thể là trưởng phòng. Cấp bậc quản lý thường có yêu cầu về năng lực cầu kỳ hơn và có mức lương đáng mơ ước.

Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng vị trí Business Development đang ở mức cao. Tuy nhiên không phải ai cũng đáp ứng được các yêu cầu mà một Business Development cần có. Do vậy, để gia tăng tính cạnh tranh thì bạn nên nghiêm túc trong việc học hỏi và tích lũy kinh nghiệm mỗi ngày. Các doanh nghiệp cũng sẵn sàng chi trả mức đãi ngộ cao cho các Business Development tiềm năng. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho những ai muốn thử sức ở vai trò này!

Nhìn chung, Business Development có vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Để tạo được mối quan hệ  hiệu quả và bền vững với khách hàng,  Business Development cần trang bị thật nhiều kiến thức và kỹ năng. Hãy xây dựng lộ trình thăng tiến phù hợp để hướng tới sự phát triển bền vững. Chúc các bạn thành công! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *