CSR LÀ GÌ? TẠI SAO DOANH NGHIỆP CẦN THỰC HIỆN CSR? 

CSR LÀ GÌ

Sự phát triển của 1 doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc gia tăng doanh thu. Ngày nay, nhiệm vụ phát triển của doanh nghiệp còn gắn liền với việc thực hiện CSR. Chỉ có thực hiện CSR thì doanh nghiệp mới có thể phát triển bền vững. Vậy CSR là gì mà có vai trò quan trọng đến vậy? hãy cùng ACTISOFT tìm hiểu nhé!

1, CSR là gì mà quan trọng đến vậy?

Đầu tiên, ta hãy tìm hiểu xem CSR là gì? CSR là viết tắt của cụm từ Corporate Social Responsibility –  Có ý nghĩa là trách nhiệm với xã hội. Trách nhiệm xã hội là những đường lối, chính sách, tầm nhìn, hành động giúp thực hiện trách nhiệm với xã hội, tạo ra các tác động tích cực tới xã hội. Để thực hiện CSR, doanh nghiệp cần xem xét giá trị cốt lõi, sứ mệnh để tạo ra sáng kiến phù hợp với mục tiêu và văn hóa doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có thể tự phân tích và đánh giá hoặc nhờ sự trợ giúp của bên thứ 3. Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng 17 mục tiêu phát triển do Liên Hợp Quốc ban hành. Khi thực hiện CSR, doanh nghiệp cần chú ý đến sản phẩm và dịch vụ, con người và năng lượng. 

CSR - trach nhiem xa hoi
CSR – Trách nhiệm xã hội

2, Trách nhiệm khi thực hiện CSR là gì? 

Trách nhiệm xã hội gồm nhiều nội dung khác nhau. Doanh nghiệp cần thực hiện để đem lại những đóng góp tích cực cho môi trường và xã hội. Nhiệm vụ chính của CSR là gì?

  • Trách nhiệm với môi trường: Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần có các giải pháp giảm thiểu rác thải, giảm thiểu khí carbon, xử lý nước thải. Doanh nghiệp nên sử dụng các loại năng lượng tái tạo, tham gia các hoạt động trồng trồng cây phủ xanh để tăng cường vai trò bảo vệ môi trường. Kết hợp với các yếu tố liên quan đến tiêu chuẩn 5S để tạo ra 1 doanh nghiệp thân thiện cả bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp
  • Trách nhiệm đạo đức: Bất kể doanh nghiệp nào cũng cần chú ý đến việc đối xử bình đẳng với các cá nhân trong tập thể. Doanh nghiệp cần tôn trọng nhân quyền, đảm bảo phúc lợi cho người lao động. Doanh nghiệp cũng cần duy trì các nguyên tắc kinh doanh, nói không với các sản phẩm kém chất lượng. Doanh nghiệp cần tích cực kiểm tra để phát hiện ra các hành vi xấu. Cần đảm bảo điều kiện làm việc và tính tiền lương công bằng
  • Trách nhiệm từ thiện: Đây là sự đóng góp của doanh nghiệp vào tiến bộ xã hội. Doanh nghiệp nên tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện, hỗ trợ thiên tai cùng nhiều nội dung khác.
  • Trách nhiệm kinh tế: Sự phát triển của doanh nghiệp sẽ đóng góp vào tăng trưởng của nền kinh tế nước nhà. 
trach nhiem cua doanh nghiep khi thuc hien csr la gi
Trách nhiệm của doanh nghiệp khi thực hiện CSR là gì? 

3, Tại sao doanh nghiệp cần thực hiện CSR?

Đến đây chúng ta đã biết CSR là gì rồi. Vậy tại sao doanh nghiệp cần thực hiện CSR? Thực hiện CSR sẽ giúp: 

  • Xây dựng hình ảnh đẹp và chăm sóc khách hàng thật tỉ mỉ. Khi doanh nghiệp nhận được thiện cảm của khách hàng thì bộ mặt thương hiệu và doanh số sẽ tăng theo. Một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội sẽ tạo ra sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh.
  • Một doanh nghiệp có thương hiệu tốt sẽ thu hút đầu tư hơn. Bất kể ai cũng muốn hợp pháp với các doanh nghiệp có tâm và có tầm. 
  • Thực hiện trách nhiệm xã hội gắn liền với việc thực hiện pháp luật. Khi tuân thủ việc thực hiện CSR, doanh nghiệp sẽ tránh được các vấn đề về pháp luật.
thuc hien CSR giup xay dung hinh anh thuong hieu
Doanh nghiệp thực hiện CSR giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu 

4, Áp dụng CSR như thế nào hiệu quả? 

Sau khi biết CSR là gì và tại sao doanh nghiệp nên thực hiện CSR, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách áp dụng CSR nhé. Doanh nghiệp muốn thực hiện CSR hiệu quả thì cần:

  • Kết hợp CSR vào văn hóa doanh nghiệp, giá trị cốt lõi và cả trong hoạt động hàng ngày. Làm vậy để đảm bảo việc thực hiện trách nhiệm là một phần không thể thiếu trong tổ chức.
  • Xác định mối quan tâm và kỳ vọng của các bên liên quan như: Nhân viên, đối tác, khách hàng, cộng đồng địa phương, các tổ chức phi chính phủ… Mục đích là để xây dựng các sáng kiến CSR phù hợp.
  • Thiết lập các mục tiêu có thời hạn để doanh nghiệp theo dõi tiến trình thực hiện, đánh giá và cải tiến.
  • Truyền đạt và báo cáo các hoạt động CSR. Mục đích là để đảm bảo tính minh bạch.
trach nhiem xa hoi cua doanh nghiep
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Vậy là chúng ta đã biết CSR là gì, tại sao doanh nghiệp nên thực hiện CSR và cách áp dụng hiệu quả. Nhìn chung, việc thực hiện CSR không chỉ đảm bảo lợi ích kinh tế mà còn giúp tìm ra giải pháp tốt cho xã hội. Bằng cách thực hiện trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp sẽ có được lòng tin từ khách hàng, tạo ra tiềm năng lợi nhuận trong tương lai.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *