Phân tích ma trận bcg là gì? Hướng dẫn áp dụng

ma tran bcg

Ma trận BCG là gì? Chính là câu hỏi được nhiều newbie tìm kiếm, đặc biệt là những new marketer thì lại càng không nên bỏ qua những điều liên quan đến BCG.

Ma trận BCG là một trong các phương pháp xác định chiến lược được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Hoặc nói theo dân “trong ngành” thì ma trận BCG chính là một công cụ dùng để lập kế hoạch của công ty. Và thường được sử dụng để phác họa danh mục thương hiệu của công ty hoặc các SBU.

Vậy sau đây cùng Actisoft.org tìm hiểu chính xác về ma trận BCG là gì cũng như cách áp dụng ma trận này hiệu quả trong chiến lượng kinh doanh.

1. Ma trận BCG là gì?

Ma trận BCG là gì? Ma trận BCG hay được biết tới với cái tên Boston Consulting Group (BCG Matrix), còn được gọi là ma trận danh mục sản phẩm, là một công cụ được sử dụng để đánh giá vị trí chiến lược của danh mục thương hiệu của một doanh nghiệp.

Ma trận được giới thiệu bởi Boston Consulting Group vào năm 1970. Thông qua việc định hướng chiến lược tăng trưởng thị phần bằng cách phân tích danh mục sản phẩm, từ đó đưa ra quyết định tiếp tục đầu tư hay loại bỏ sản phẩm đó.

Trong đó, nhiệm vụ chính của Ma trận BCG hay ma trận Boston chính là giúp doanh nghiệp phát thảo và thiết kế một kế hoạch chiến lược lâu dài. Thông qua đó còn giúp doanh nghiệp phát hiện ra những tìm năng tăng trưởng từ chính sản phẩm của mình. Từ đó có quyết định nên đầu tư tiếp hay ngừng sản xuất sản phẩm. Bên cạnh đó, BCG cần phải kết hợp với CSR (trách nhiệm với xã hội) để tránh việc mục tiêu đặt ra gây ảnh hưởng xấu đến thị trường.

ma tran BCG la gi
Ma trận BCG là gì?

Các khía cạnh trong Ma trận BCG sẽ phân tích các khía cạnh tương ứng và thể hiện bằng đường trục hoành và trục tung như sau:

·  Thị phần (Market Share): Đo thị phần sản phẩm trên thị trường.

·  Tăng trưởng thị trường (Market Growth): Đo mức độ tăng trưởng thị trường cho sản phẩm đó.

Ngoài ra trong ma trận còn được chia thành 4 góc phần tư (tương ứng với 4 SBU). Việc phân chia này dựa trên phân tích về tăng trưởng thị trường và thị phần tương đối. Điểm lưu ý là trong ma trận thường sẽ chứa 4 danh mục riêng biệt: SBU con chó, dấu chấm hỏi, ngôi sao và con bò.

2. Ý nghĩa của từng SBU trong ma trận bcg là gì?

Sau khi hiểu về định nghĩa ma trận bcg là gì, chúng ta cùng phân thích về ý nghĩa của SBU là gì và liên quan gì đến ma trận BCG, thì đây sẽ là câu trả lời:

SBU là viết tắt của Strategic Business Unit, có nghĩa là một đơn vị kinh doanh chiến lược. SBU trong trường hợp này được hiểu là một dòng sản phẩm của doanh nghiệp hoặc thậm chí là một sản phẩm hay nhãn hiệu, nhắm tới nhóm khách hàng mục tiêu cụ thể hoặc một vị trí địa lý xác định nào đó; Nghe thì có vẻ giống USP nhưng phạm vi của nó lại rộng hơn khá nhiều. 

y nghia cua tung SBU
Ý nghĩa của từng SBU trong ma trận bcg là gì?

Theo đó, mỗi SBU sẽ mang ý nghĩa và trạng thái thể hiện khác nhau như sau:

  • SBU Con Chó: Thể hiện danh mục sản phẩm có tốc độ tăng trưởng hoặc thị phần thấp.
  • SBU Dấu hỏi chấm: Thể hiện danh mục sản phẩm ở các thị trường tăng trưởng cao nhưng thị phần thấp.
  • SBU Ngôi sao: Thể hiện danh mục sản phẩm tại các thị trường tăng trưởng cao với thị phần cao.
  • SBU Con Bò: Thể hiện danh mục sản phẩm ở các thị trường tăng trưởng thấp nhưng thị phần cao.

Vậy với những phân tích trên, chúng ta đã trả lời cho câu hỏi ma trận BCG là gì và nhiệm vụ của ma trận BCG trong doanh nghiệp. Theo đó, công cụ này thường được ban lãnh đạo cấp cao sử dụng trong nội bộ để đánh giá hiện trạng giá trị của các dòng sản phẩm trong công ty.

3. Phân tích ma trận BCG chi tiết nhất

3.1. SBU Con Chó (Dog)

Con chó chiếm thị phần thấp và hoạt động trên thị trường có mức tăng trưởng cũng thấp. Chúng khó có thể tạo ra tiền mặt cũng như không yêu cầu lượng tiền mặt khổng lồ để duy trì. Đối với các doanh nghiệp, các sản phẩm Con chó thường không đáng để đầu tư vì chúng tạo ra lợi nhuận thấp hoặc thậm chí khiến doanh nghiệp phải bù lỗ; Các sản phẩm này cũng gặp bất lợi về giá thành.

3.2. SBU Con Bò (Cash Cow)

Các sản phẩm có mức tăng trưởng thấp nhưng có thị phần cao và khả năng cạnh tranh lớn. Chúng có khả năng sinh lợi cao nhưng tốc độ phát triển của ngành hàng lại rất thấp do đã có sự bão hòa. Do đó nên duy trì khoản đầu tư ở mức vừa phải để đầu tư vào các đơn vị kinh doanh khác như Ngôi sao hoặc Dấu hỏi. Bò sữa có nhiệm vụ mang lại sự cân bằng và ổn định cho các danh mục đầu tư

3.3. SBU Ngôi Sao (Star)

Các sản phẩm Ngôi sao có thị phần lớn ở các ngành hàng có mức tăng trưởng cao. Chúng có lợi thế lớn trong việc cạnh tranh và đang trên đà phát triển trong dài hạn. Các sản phẩm này được đánh giá cao về khả năng sinh lời, tuy nhiên chúng lại cần nguồn vốn đầu tư khá lớn nhằm giữ vững vị trí dẫn đầu. Theo thời gian, khi thị trường bão hòa, các Ngôi sao sẽ trở thành các Con bò khi có thị phần khổng lồ nhưng trong một thị trường có mức tăng trưởng thấp.

3.4. SBU Dấu Hỏi Chấm (Question Mark)

Các sản phẩm nằm trong SBU Dấu Hỏi Chấm thường nằm ở những thị trường có tốc độ tăng trưởng cao nhưng công ty không duy trì được thị phần lớn. Các sản phẩm được phân vào SBU này thường phát triển nhanh nhưng tiêu tốn một lượng lớn tài nguyên của công ty. Do đó các sản phẩm này nên được phân tích thường xuyên và chặt chẽ để xem liệu chúng có đáng để duy trì hay không.

4. Hướng dẫn thực hiện vẽ ma trận BCG chi tiết

Biết về ma trận BCG là gì chỉ là bước đầu trong việc định hình lên cách xây dựng mô hình BCG giúp hỗ trợ công việc kinh doanh của công việc. Vậy cách vẽ ma trận BCG là gì? như thế nào? Và ứng dụng của nó trong lập chiến lược kinh doanh ra làm sao, hãy cùng tìm hiểu.

4.1 Cách vẽ ma trận BCG chính xác

Muốn vẽ ma trận BCG, trước tiên bạn cần xác định hai thông số quan trọng nhất:

  • Thị phần tương đối của doanh nghiệp
  • Tỷ lệ tăng trưởng ngành.
cach ve ma tran BCG
Cách vẽ ma trận BCG

Mỗi SBU là một góc phần tư trên mặt phẳng BCG, có độ lớn tỉ lệ thuận với mức đóng góp của SBU trong tổng doanh thu của doanh nghiệp. Tiếp theo, chúng ta sẽ lần lượt đưa các SBU vào mô hình BCG.

4.2 Hướng dẫn ứng dụng BCG trong lập chiến lược

Theo đánh giá, thì để lập kế hoạch theo ma trận BCG khá mất nhiều thời gian, song đây vẫn là bước quan trọng không nên bỏ qua; Bao gồm các bước sau:

Bước 1: Chọn đơn vị

Mô hình ma trận BCG trong quản trị chiến lược có thể được sử dụng để phân tích các đơn vị kinh doanh độc lập (SBU), các thương hiệu, sản phẩm riêng biệt hoặc cả một công ty như một đơn vị. Sự lựa chọn đơn vị sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ phân tích. Do đó, cần xác định rõ đơn vị mà bạn sẽ thực hiện phân tích ma trận BCG.

Bước 2: Xác định thị trường

Xác định thị trường là một trong những bước quan trọng nhất khi phân tích ma trận BCG. Việc xác định không chính xác thị trường có thể dẫn đến phân loại kém.

Gợi ý ví dụ giúp bạn dễ hình dung về ma trận BCG khi xác định thị trường:

Nếu ma trận BCG là gì khi áp dụng phân tích cho thương hiệu xe hơi Mercedes-Benz của Daimler trong thị trường xe chở khách, thì có thể được xem như “chó” (với thị phần tương đối thấp dưới 20%). Tuy nhiên, trong thị trường ô tô hạng sang, chiến lược BCG có thể được xem như “bò sữa”. Mấu chốt là phải xác định rõ thị trường để hiểu rõ hơn về vị thế danh mục đầu tư của doanh nghiệp.

Bước 3: Tính thị phần tương đối

Thị phần tương đối có thể được xác định thông qua doanh thu hoặc thị phần. Bằng cách chia thị phần hoặc doanh thu thương hiệu của bạn cho thị phần của đối thủ cạnh tranh lớn nhất của bạn trong ngành.

Gợi ý ví dụ giúp bạn dễ hình dung về ma trận BCG là gì khi tính thị phần tương đối:

Trong ngành máy giặt, thị phần thương hiệu của công ty bạn là 15% và thị phần của đối thủ cạnh tranh lớn nhất trong cùng ngành cùng năm là 30%. Lúc này, thị phần tương đối của bạn sẽ là 0,5.

Thị phần tương đối được đặt trên trục x, góc trên bên trái được đặt ở 1, điểm giữa ở 0,5 và góc trên cùng bên phải là 0.

Bước 4: Tìm hiểu tốc độ tăng trưởng của thị trường

Tỷ lệ tăng trưởng của ngành có thể xuất hiện trong các báo cáo ngành hoặc cũng có thể được tính toán bằng cách xem xét tăng trưởng doanh thu trung bình của các doanh nghiệp đầu ngành.

Gợi ý ví dụ giúp bạn dễ hình dung về ma trận BCG là gì khi tìm hiểu tốc độ tăng trưởng của thị trường:

Tốc độ tăng trưởng thị trường ngành được đo bằng tỷ lệ phần trăm. Điểm giữa của trục y thường được đặt ở tốc độ tăng trưởng 10%, tuy nhiên điều này có thể thay đổi tùy vào ngành. Một số ngành có tăng trưởng trong nhiều năm nhưng với tốc độ bình quân chỉ 1 hoặc 2% mỗi năm. Do đó, khi thực hiện phân tích ma trận BCG, bạn nên tìm ra tốc độ tăng trưởng được coi là đáng kể (điểm giữa) để tách Bò sữa ra khỏi Ngôi sao và Dấu hỏi với Con chó.

Bước 5: Vẽ các vòng tròn trên ma trận

Sau khi thực hiện các tính toán, bạn có thể vẽ các thương hiệu của mình lên ma trận BCG. Doanh nghiệp nên vẽ một vòng tròn cho mỗi thương hiệu. Kích thước của vòng tròn phải tương ứng với tỷ lệ doanh thu mà mỗi thương hiệu tạo ra trong kinh doanh.

Với những hướng dẫn ở trên, hy vọng đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi ma trận BCG là gì và tầm quan trọng của nó. Dù sẽ mất chút thời gian đầu để nghiên cứu chiến lược cụ thể, song nếu nhìn xa thì ma trận BCG sẽ mang về những giải pháp kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp cũng như giúp giảm rủi ro trong kinh doanh.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đọc thêm các bài viết về kiến thức marketing cũng như kinh doanh mà chúng tôi đã đề cập ở các bài viết khác như bài về tháp nhu cầu của maslow chắc chắn sẽ có ích đối với bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *